Tuesday, November 27, 2012

Mủ trôm, món giải khát mùa hè


Cây trôm có tên khoa học là Sterculia foetida, là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở vùng rừng Ninh Thuận, Bình Thuận. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ, loại nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Mủ trôm chứa nhiều khoáng chất như Mg, K, Zn, Fe, Na và Ca ở dạng hữu cơ giúp thanh nhiệt cơ thể, chống lão hóa, tiêu chảy, đặc biệt trị táo bón rất tốt.

Ngày xưa, cây trôm trong thiên nhiên thường mọc nhiều ở vùng rừng khu vực Vĩnh hảo (Bình Thuận) hay Ninh Phước, Thuận nam (Ninh Thuận), người dân địa phương khi đi rừng thường khai thác mủ trôm đem về chế biến làm thức uống thanh nhiệt trong mùa hè, họ thường dùng mủ trôm như một vị thuốc trị táo bón hiệu quả nhất.

Ngày nay, cây trôm trong thiên nhiên gần như bị cạn kiệt tuy nhiên, ở 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, người dân đã ươm được giống và trồng cây trôm đại trà trên vườn nhà và khai thác mủ trôm để bán cho các nhà máy chế biến nước giải khát. 

Mủ trôm sau khi khai thác về, đem phơi khô để dành, chọn loại mủ có màu trắng, ngâm vào nước ấm, chờ mủ trôm nở ra, pha thêm nước lọc hòa đường bỏ tủ lạnh uống rất mát. Ngày nay, ở Phan Rang đã có cơ sở chế biến mủ trôm tinh khiết, rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Chỉ cần hòa tan một gói mủ trôm 15g vào một ly nước lọc là có thể dùng được. Có thể cho thêm nước đá nếu thích dùng lạnh.
Mủ trôm - món giải khát mùa hè
Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic…

Ngoài ra mủ trôm còn có chức năng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, chống lão hóa, tuy nhiên mủ trôm được xem như là thuốc nên cần chú ý liều lượng khi dùng, không nên sử dụng mủ trôm như một loại thức uống thông thường, tốt nhất là nên theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Phụ nữ có thai hoặc người có khối u trong ruột không được dùng mủ trôm để giải khát, nếu đang uống thuốc thì phải một giờ đồng hồ sau khi uống thuốc mới được uống nước mủ trôm.

Vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Và chắc chắn đó là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng nực này.

Tinh chất mủ trôm diều chế kem dưỡng da ( kem mủ trôm ) :
Kem mủ trôm B2
Ngoài ra sử dụng Kem mủ trôm để dữ ẩm cho làn da nhất là  mụn, tàn nhan, nám da, chống lão hoá, các vết thâm do mụn lâu ngày để lại, da khô, sần sùi, hở chân lông… ( chi tiết tại : kem mủ trôm )


Mủ Trôm đa tác dụng


Mủ Trôm thiên nhiên ngoài tác dụng giải khát còn có thể dùng để dưỡng da rất tốt

  Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Ngoài ra, mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.
Mủ Trôm đa tác dụng
 Nhưng ít ai biết được mủ trôm còn có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều  trị mụn, nám, tàn nhang, da sạm, da sần, lão hóa da, vết thâm do mụn lâu ngày để lại, se khít lỗ chân lông,...

Cùng với sự kết hợp của Tinh chất Mủ Trôm thiên nhiên, Bùn Khoáng Thiên Nhiên - Vĩnh Hảo và một số loại Thảo Dược... đã cho ra đời dòng sản phẩm Kem Mủ Trôm rất hữu ích cho làn da phụ nữ cũng như những người có vấn đề về da như: nám, mụn, tàn nhang, da sạm....


Mủ trôm – quen mà lạ


Trên mỗi vùng đất của quê hương có biết bao món ngon, chẳng thể xếp vào loại cao lương mỹ vị hay món ăn dân dã. Chỉ biết rằng, có những món mà khi đã ăn một lần, rồi thành quen, và nó cứ nằm trong ký ức, trong nỗi nhớ da diết của những người đi xa mỗi khi hướng lòng mình về với đất mẹ. Mủ trôm, một đặc sản của vùng đất Nam bộ là như thế. Có người nghe thấy lạ, nhưng chỉ ăn một lần, đã thành quen.

Nhà văn Vũ Bằng trong lần về quê ngoại, đã viết thế này: “Tôi yêu miếng ngon Miền Nam nhiều là vị nó lạ – lạ đến nhiều khi không thể tưởng tượng được – và chính những cái lạ đó đã cho tôi thấy rõ hơn tính chất thực thà, bộc lộ và chất phác của người Nam. Ăn cháo cóc, nhậu nhẹt đuông chiên, nhắm món dơi xào lăn với bánh mì; ăn ve con lăn bột, nhắm nấm chàm… rồi tráng miệng bằng một ly chè rùa hay một chén mủ trôm… thoạt mới nghe, mấy mà du khách không phải cho là “lạ hoắc”, “kỳ cục” hay “ớn quá”!”.

Quả là “lạ hoắc” và “kỳ cục” thật khi nghe xướng lên những món ăn “chẳng đâu có” như thế. Nhưng nghe rồi thì ngẫm lại, mấy năm trước đây thôi, một chàng Tây chính hiệu phải lòng một cô gái Việt Nam đã sang giữa Thủ đô mở nhà hàng bán các món ăn côn trùng. Vậy thì nào “cóc”, “đuông”, “dơi”, “ve”… có lạ gì nữa nhỉ. Có chăng là cái ly chè rùa và chén mủ trôm, chắc đặc sản miền Nam thứ thiệt!


Mủ trôm – quen mà lạ
Lần này theo chân ông Việt kiều Phan Thành về quê nhà Trà Vinh, ngồi ngắm những thân cây khổng lồ đủ hình thù ở Ao Bà Om, nghe ông kể thật say sưa về những câu chuyện thuở nhỏ. Và trong câu chuyện ấy lại nhắc đến món mủ trôm, tôi đã nghe rồi mà chưa từng được biết. “Ở Trà Vinh có nhiều món ăn dân gian. Các vùng khác thì có thạch, có các loại chè, nhưng ở đây có sâm, có mủ trôm, tức là mủ cây gòn. Những người bị nóng trong người nên ăn mấy thứ này. Cái mủ trôm trong, ăn như ăn yến vậy, rất mát. Tôi ăn món này thường lắm. Nếu về Trà Vinh mà chưa ăn món này thì coi như chưa về Trà Vinh.” – ông Phan Thành chia sẻ.

Vậy là… lên đường thôi. Chưa đầy 15 phút, Chợ Trà Vinh đã tấp nập ở trước mắt. Quán chè của chị Nguyên nằm ở ngay cổng chợ, giữa trưa hè mới đông khách làm sao. Cầm ly mủ trôm sóng sánh trên tay, nuốt tới đâu mát lạnh tới đó, vị ngọt thanh, hương vị lạ mà thấy như quen lắm rồi. Bà chủ hàng chè bảo, cách chế biến mủ trôm là dễ nhất: “Chỉ cần đổ nước mưa vào ngâm, không có nước mưa thì đổ nước lọc. Tối ngâm là sáng uống thôi. Tôi bán lâu năm rồi nên không phải đi gom, người ta đem tới giao cho mình làm bán”.

Chị Nguyên cho biết, mỗi ký mủ trôm chị bán được trong khoảng 10 ngày. Ngâm đười ươi hột é, pha chung với mủ trôm, nhỏ 1 giọt dầu hoa chuối, ăn với nước đá, đường, ăn mát lòng. Mủ trôm rất lạ, 1 thỏi mủ trôm khô (chừng bằng 1 lóng tay) chỉ ngâm với nửa galon nước, không thôi thì đặc quá, uống không ngon. Cả mấy thứ hột é, đười ươi, mủ trôm đều có tác dụng giải nhiệt, riêng mủ trôm còn làm đẹp da.

Rồi còn nghe ông  Phan Thành đọc mấy câu thơ mà ông bảo lấy từ bài Quê hương của Trường Phong:

Nhớ khi cái thuở long nhong / Nhặt hoa phượng đỏ thắm hồng tặng em
Nhớ khi trốn học ăn kem / Trưa hè nắng cháy lại thèm mủ trôm
Quê hương cuối xóm đầu thôn / Chổ nào cũng có mảnh hồn trẻ thơ
Lại nhớ nhà thơ Vũ Bằng: “Ồ, tại sao lại thế ? Thì ra ngon hay không là tự ở lòng mình. Chưa chắc miếng ngon miền Nam bây giờ khác trước. Nhưng người xa nhà cảm thấy ngon lành khác trước, có lẽ vì bây giờ y nhận thức được lòng thương yêu của những người ở chung quanh rõ rệt, đậm đà hơn trước.”

Mủ trôm, quen mà lạ, là thế!.

Mủ Trôm - thức uống có vị thuốc


Mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo.
Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Về mặt y học, nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón. Nhựa trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương... Trong ngành dược, nhựa trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.
 Mủ Trôm - thức uống có vị thuốc
Mủ trôm, hay nhựa trôm, là dịch tiết lấy ra từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Còn mủ gòn là dịch tiết từ thân cây gòn, tên khoa học Gossampinus malabarica, họ Bombacaceae.
Với thành phần năng lượng không đáng kể, mủ trôm, mủ gòn có một số chất khoáng như Ca, K, Mg, Zn, Na và hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước. 
Chất xơ có thể trương nở lên gấp từ tám đến mười lần, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân, tăng nhu động ruột. Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng mủ trôm, mủ gòn đơn độc hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón. Do giàu chất xơ, mủ trôm và mủ gòn còn góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.

Theo đông y, mủ trôm, mủ gòn vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng vị. Riêng mủ gòn còn có tác dụng lợi tiểu, sát trùng đường tiểu.

Trong số những thức uống thanh nhiệt, giải khát thường dùng, mủ trôm được xem là món khá cao cấp với giá thành cao gấp ba hoặc bốn lần so với mủ gòn hoặc hột é. Mủ trôm cũng được xem là một đặc sản trong nước mà nhiều người Việt Nam ở nước ngoài thường mua mang theo.

Bình Thuận Có Sản Phẩm Giải Khát Từ Mủ Trôm


Chỉ cần cho một gói mủ trôm vào ly nước lạnh, khuấy đều trong 3-5 phút, bạn đã có thể thưởng thức hương vị ngọt mát, dễ chịu trong những ngày hè mà không phải tốn nhiều thời gian chờ đợi...

Để tạo ra sản phẩm tiện lợi ấy, anh Phạm Quang Thông (thị trấn Liên Hương) phải mất khá nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi. Vườn trôm 100 ha của gia đình anh được trồng trên vùng đất Vĩnh Hảo hơn 10 năm nay và khai thác hơn 3 năm. Ban đầu, như những người dân trồng trôm trong vùng, gia đình anh sau khi thu hoạch trôm đều bán lại cho tư thương vùng khác hoặc bỏ mối ở chợ với giá trên 100.000 đồng/kg mủ tươi, gần 200.000 đồng/kg mủ khô.

Sản phẩm mủ trôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao, nhưng để người dân tiếp cận và sử dụng như một thức uống hàng ngày thì còn gặp nhiều khó khăn. Khi mua về, người ta phải ngâm cả ngày để trôm nở ra, lột sạch vỏ rồi mới pha chế uống, mất khá nhiều thời gian.

Chính những trở ngại ấy đã giúp anh Thông có suy nghĩ phải tạo ra sản phẩm mủ trôm đóng gói tiện lợi, giúp người dân tiết kiệm thời gian và thưởng thức nước giải khát này nhiều hơn. Mất hơn 8 tháng mày mò, nghiên cứu, anh đã được Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM và Sở Y tế Bình Thuận hỗ trợ, phân tích chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng của mủ trôm.

 Bình Thuận Có Sản Phẩm Giải Khát Từ Mủ Trôm
Từ đó, anh được cấp giấy phép chế biến nước giải khát từ mủ trôm đầu tiên ở Tuy Phong và DNTN Liên Hảo ra đời vào tháng 8/2009. Anh Thông – đại diện công ty cho biết: “Khi đưa sản phẩm mủ trôm vào Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, họ lắc đầu buộc phải có sẵn bảng hàm lượng thì mới dựa vào đó thẩm định. Tôi về tìm tất cả tài liệu từ tiếng Việt, đến tiếng Anh nhưng sản phẩm này quá mới, chưa có công trình nghiên cứu nào cả.
Định bỏ cuộc, nào ngờ tôi tìm thấy tài liệu của một trường đại học ở Nigeria cũng đang nghiên cứu về cây mủ trôm này. Mở cờ trong bụng, tôi đem tài liệu ấy gửi vào Viện Vệ sinh y tế công cộng, thế là mọi chuyện được giải quyết. Sau khi làm thử sản phẩm mủ trôm đóng gói đầu tiên, không dùng tới chất bảo quản, chúng tôi phải đợi đến nửa năm sau để kiểm định lại sản phẩm và cho kết quả rất khả quan”. Theo sự thẩm định của các cơ quan chức năng, trong mủ trôm chứa nhiều khoáng chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người và sản phẩm mủ trôm đóng gói không cần chất bảo quản vẫn để được thời gian rất lâu.

Anh còn cho biết thêm, để làm ra sản phẩm mủ trôm đóng gói phải trải qua rất nhiều công đoạn và mất vài ngày. Vốn đầu tư cho dàn máy như máy sấy, máy đập tán, máy xay nghiền, máy trộn đảo, máy định lượng, máy đóng bao bì tự động “ngốn” hơn 600 triệu đồng. Sau khi lấy mủ thô từ cây trôm trên 10 năm tuổi, sẽ phơi 3 nắng tốt, rồi tiến hành xây thô, lọc tạp thô bằng phương pháp thủ công. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và chịu khó. Sau đó, tiến hành xay mịn rồi lọc tạp lần nữa. Kế đến là chiếu xạ bằng tia cực tím, phối trộn, ủ hương (chiết xuất trực tiếp từ vỏ trái cây), đóng gói, chiếu xạ lần cuối rồi cho ra thị trường. Hiện công ty đã cho ra đời 2 dòng sản phẩm mủ trôm thông thường và mủ trôm hương chanh.

Là sản phẩm giải khát mới, xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, mủ trôm Vĩnh Hảo đang tìm chỗ đứng và thương hiệu riêng cho mình. Hiện nay, sản phẩm này đã có mặt ở siêu thị CoopMart Phan Thiết và hầu hết các cửa hàng tạp hóa trong tỉnh. Công ty đang mở rộng thị trường tiềm năng ở TP.HCM. Anh Thông nói: “Là sản phẩm mới, muốn cạnh tranh được với các sản phẩm giải khát đã có thương hiệu thì rất khó trong khi vốn của công ty không nhiều. Do đó, chúng tôi đầu tư về mặt chất lượng thay cho hình thức quảng cáo. Chỉ mong trong thời gian ngắn, người tiêu dùng sẽ có sự so sánh giữa các sản phẩm giải khát và chọn mủ trôm đóng gói…”

Minh Vân



Quy trình trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ mủ trôm


Cây trôm là loại cây đa mục đích,có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Theo các nhà khoa học cây trôm có tên gọi Bastardpoom,Piari, tên khoa học Sterculia Foetida L, họ Sterculiaceae. Cây đặc tính ưa sáng,ẩm đặc biệt thích hợp với vùng có chế độ khí hậu khô hạn như Bình Thuận, Ninh Thuận. Nhiệt độ trung bình nằm từ 24°C đến 33°C.

Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Đây là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Hiện nay nhiều nông dân ở Miền Nam đã bắt đầu trồng trôm trên đất vườn. Kết quả được các chuyên gia kinh tế đánh giá hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác hiện nay đang trồng và phát triển trên diện tích rộng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời mang lại thu nhập cao cho người dân.

Về loài cây trôm là loài cây dễ trồng. Khi cây còn nhỏ người trồng tăng cường tưới phân cho cây khỏe, vài ngày tưới nước một lần. Khi cây có tán lá thì không cần tưới nước thường xuyên nữa.
Sau khi trồng ở vùng đất tốt và chăm bón kỹ khoảng 3-4 năm thì cây trôm bắt đầu cho mủ, muốn lấy mủ trắng không bị vàng, trước khi lấy người trồng phải vệ sinh sạch sẽ thân cây, cũng như sân vườn, trên thị trường có nhiều loại mủ và giá cả chênh lệch rất nhiều. Mủ trắng 330.000đ/kg, mủ vàng 200.000đ - 250.000đ/kg
Quy trình trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ mủ trôm
1. Kỹ thuật trồng trôm:
Cây trôm được chăm sóc từ vườn ươm đưa ra trồng cây thân thẳng, không cong vẹo, 2 ngọn cây cao từ 30-50cm.
Cách trồng cự ly hàng cách hàng 4x4m hoặc 3x3m hoặc 2,5x3m tùy vào vùng đất ta trồng cho thích hợp, hố quy cách thông thường cuốc hố sâu từ 40-60cm trồng giống như các cây thông thường khác, nếu đất xấu nên bón lót phân lân hoặc phân vi sinh, phân chuồng hôi càng tốt.

2. Làm cỏ sạch giữa 2 hàng cây:
Cây mới trồng phải tưới nước hoặc trồng đón mưa để cây khỏi bị chết nắng, 1 năm bón phân 2 lượt phân lân hoặc NPK, khi cây khép tán phải dọn sạch gốc cây.
Đặc tính cây trôm sống được trên các vùng đất núi khô cằn, nắng hạn, riêng trên đất khô cằn nắng hạn thì trôm trồng khoảng 5-7năm tuổi bắt đầu khai thác, thời điểm lấy mủ trôm tốt nhất vào mùa nắng. Cây trôm lớn cho lượng mủ nhiều hơn, bình quân 1 cây cho khoảng 1 - 1,5kg/cây. Hiện nay tư thương đến tận nơi đặt mua với giá trên 260.000/kg mủ tươi, 330.000/kg mủ khô.

3. Kỹ thuật khai thác:
Mủ trôm khai thác bằng cách ”đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ khoảng 2x2cm) sâu đến tận lớp gỗ trong thân cây, nhiều lỗ hay ít tùy theo thân cây to hay nhỏ. Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ), quy trình lấy mủ quay vòng từ 2-3 ngay, thời gian hết là lấy mủ từ 10-15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Người ta tiếp tục ”đục” các lỗ khác để lấy mủ. Sau đó đục vỏ thân đụng tới gỗ để mủ trôm tiết ra. Mủ trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tựu bám vào vỏ cây trên, miệng lỗ đục. Lỗ đục so le quanh thân cây. Sau khi lấy mủ chỉ cần phơi mủ trôm dưới ánh nắng gắt trong thời gian 1-2 ngày là có thể đem bán.

 Lưu ý: Nếu khai thác mùa mưa mủ trôm phải lấy liên tục trong ngày không được để mủ dính nước mưa vì trong nước mưa có axit nên mủ sẽ bị vàng và nở mủ sẽ hư. Giá trị kinh tế của cây trôm là mủ trôm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc, mau lành vết thương… đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.
 Ngoài giá trị lấy mủ trôm còn là loại cây thân gỗ to, khoảng 20 năm thì cho khai thác, gỗ không bị mối mọt, có thể dùng làm bao bì, làm bột giấy, ván dăm, ván sợi gỗ.

 4. Cách chế biến:
Khi lấy mủ trôm từ thân cây vào thì phải phân loại ngay: Mủ trắng là mủ loại 1. Mủ vàng là mủ loại 2,3 để dễ bán.
 Mủ trôm sau khi khai thác mủ có mủ thì tư thương tự tìm đến mua, vì hiện nay mủ trôm rất chuộng trong thị trương, các nhà máy chế biến nước giải khát, nhà thuốc tân dược, các công ti chế biến kem dưỡng da, nhà máy nước yến, đều thu mua trôm để chế biến


Triển vọng từ cây trôm trên vùng đất trũng


Là loại cây trồng chịu nhiệt và thích hợp trên đất khô cằn, hiện nông dân ở Sóc Trăng đã đưa cây trôm vào trồng ở những vùng đất trũng, nhiễm phèn, ngập nước và thu được lợi nhuận khá cao.

Người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm loại cây này trên vùng đất phèn chua, ngập nước ở Sóc Trăng là lão nông Nguyễn Văn Tấn ngụ ấp Tân Hòa (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú).

 Hơn 2 năm trước, ngoài việc trồng sen lấy gương, phần đất trên bờ ao (khoảng 1,5ha) được ông Nguyễn Văn Tấn trồng các loại cây ăn trái, nhưng giá bán khi ấy lên xuống thất thường; lại tốn khá nhiều công chăm sóc.

Năm 2009, thông qua sự giới thiệu của người quen, ông Tấn mua 90 cây trôm giống từ các tỉnh miền Trung về trồng thử trên bờ của các ao sen. Sau một thời gian, thấy cây phát triển tốt và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn, ông Tấn quyết định mua thêm cây giống và phát triển lên gần 900 gốc như hiện nay.
Triển vọng từ cây trôm trên vùng đất trũng
 Theo ông Tấn, trôm là loại cây dễ trồng, sau 18 tháng trồng cây bắt đầu có nhựa và có thể thu hoạch dần dần. Khi cây trôm còn nhỏ, người trồng cần tăng cường bón phân cho cây khoẻ, vài ngày tưới nước một lần. Khi cây có tán lá thì không cần phải chăm sóc thường xuyên nữa.

Trồng khoảng 3 năm, trôm bắt đầu cho mủ. Khi lấy mủ, muốn mủ trắng, không bị vàng, trước khi lấy phải vệ sinh sạch sẽ thân cây cũng như sân vườn.

Hiện với những gốc trôm đang thu hoạch, cứ cách 7 ngày ông Tấn lại lấy nhựa một lần, mỗi lần được khoảng 250gam nhựa tươi/cây. Trên thị trường có nhiều loại mủ trôm và giá cả khá chênh lệch: Mủ trắng 230.000 đồng/kg, còn mủ vàng chỉ từ 100.000 - 200.000 đồng/kg.

Ông Tấn chia sẻ: “Trong thời gian tới, nếu số lượng nhựa trôm nhiều, ngoài việc tiêu thụ tại địa phương, tôi sẽ bắt mối bán cho các thương lái ngoài tỉnh. Hơn nữa, thương lái ở các địa phương khác cũng có nhu cầu thu mua hạt để lấy dầu hoặc làm giống”.

Từ hiệu quả bước đầu của mô hình, đến nay tại ấp Tân Hòa A đã có khoảng 11 hộ nông dân bắt đầu áp dụng mô hình này; trong đó hộ trồng nhiều nhất được 40 gốc, ít nhất gần 10 gốc.

Theo ông Trần Minh Thiện - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hưng - với những ưu thế về giá trị kinh tế, trong tương lai cây trôm có thể sẽ là cây trồng hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân vùng đất lung bào Sóc Trăng. Khi đó, việc canh tác nông nghiệp của địa phương cũng có thêm bước đột phá mới trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng ngày càng hiệu quả. Hiện Hội Nông dân huyện Mỹ Tú đang có hướng nhân rộng mô hình này đến hội viên, nông dân...


Làm nước giải nhiệt từ mủ trôm


Củ sắn dây gọt vỏ, cho vào cối xay. Cho phần củ sắn dây xay vào trong nước lạnh, dùng một miếng vải thưa để lọc lấy nước, bỏ phần xác.

Để nước lắng xuống qua đêm rồi gạn hết nước ra, phần bột còn lại đem phơi nắng cho khô là được. Pha 3 muỗng bột sắn trong ly, khuấy liên tục để bột sắn dây luôn được hòa tan. Cắt đôi trái tắc (hoặc chanh), vắt vào ly bột sắn, khuấy đều, tiếp tục cho đường cát trắng vào, khi dùng thêm vài viên đá lạnh.

Hạt lười ươi:

Lười ươi (hay còn gọi là đười ươi) có tác dụng làm mát họng, nhuận cơ thể, có thể uống như nước giải khát trừ các chứng nhiệt khi trời nắng nóng. Cho 4 - 5 hạt lười ươi vào trong 1 lít nước nóng, chờ khi hạt nở ra thì thêm đường vào cho đủ ngọt, để ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút hoặc cho vào ly vài viên đá lạnh uống liền.
Làm nước giải nhiệt từ mủ trôm
Mủ trôm:

Trôm là loại cây thân gỗ, sống ở các vùng nắng khô. Muốn lấy mủ trôm phải cạo sạch lớp vỏ cây một khoảng nhỏ, để vài giờ nơi đó tiết ra chất nhựa nhờn màu trắng trong hoặc nâu. Mủ trôm có vị ngọt, mát, khi ngâm trong nước sẽ trương nở, kích thước tăng lên. Mủ trôm uống mát, có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón. Có hai loại, mủ trôm tươi ngâm uống liền hoặc dạng bột khô pha với nước lạnh, hòa thêm đường. Gặp lúc trời nắng nóng, uống một ly mủ trôm lạnh rất “đã” khát. Tuy nhiên chỉ nên uống một lượng vừa phải, nếu lạm dụng, uống nhiều sẽ gây tắc ruột vì mủ trôm có tính trương nở.

- Ngâm mủ trôm từ 1-2 giờ, (tùy loại mủ trôm, thời hạn ngâm ghi trên bao bì) sau đó nhẹ tay rửa lại cho sạch vì lúc này mủ trôm rất mềm và dễ bị nát.
- Nấu nước đường, cho mủ trôm vào, thêm vài viên đá lạnh nhỏ hoặc đá bào.

Thủy Linh

CÂY TRÔM – Vị thuốc nhuận trường, hạ sốt, mát gan, bổ dưỡng



Cây Trôm còn có tên là cây cốc (vì trái giống cái mõ), cây gạo (tên gọi ở miền Trung). Có tên khoa học là Sterculia foetida L.. thuộc họ Trôm. (Sterculiaceac).

Chi Sterculia có 25 loài ở Việt Nam, như:

- Trôm quạt (sterculia hypochrea Pierre, cho mủ màu xanh vàng, có ở Biên Hòa; Trôm thon (sterculia lanceolata) còn gọi là cây sảng, sang sé, có từ Hòa Bình vào đến Cà Ná; Trôm hôi (sterculia foetida L.) có hoa vào khoảng tháng 4, hoa rất thúi nên có tên là trôm hôi. Cây Trôm hôi có thể cao 15-20 mét, thân lớn cả mét đường kính. Trồng bằng hạt hoặc giâm cành, rất chịu hạn, rụng lá vào tháng 2, tháng 3 hàng năm.

Cây Trôm mọc hoang hoặc trồng để lấy mủ, lấy bóng mát, làm nòng cho cây rơm… Cây rất mạnh, không bị sâu rầy phá hại nhờ cây trôm có chứa chất acid béo cyclopropenoid, có tác dụng chống nấm cho cây. Người ta thường bóc đi lớp vỏ xung quanh cây để làm thuốc, cây vẫn mọc liền lại, không bị chết, nơi thân bị bóc vỏ sẽ nổi lên một u sẹo. Trôm hôi có mọc từ Đà Nẳng trở vào miền Nam
. Nhiều vùng lấy tên cây Trôm làm địa danh, như xóm Cây Trôm ở cây số 5, quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Di Linh, thuộc xã Hàm Liêm; nơi đây trước kia có vài cây trôm có đường kính hơn 1 mét, tàng lá sum sê, là nơi bóng mát cho trẻ em trong xóm chơi; bây giờ các cây này không còn nữa, nhưng tên xóm cây trôm thì vẫn còn
- Hạt Trôm chứa: 35,6% nước, 11,4% chất dầu, 35,5 chất vô cơ (trong đó có 2,4 các chất Calci, phospho, sắt, magnesi, kali, sulfur, đồng, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, vit C…). Đặc biệt trong hạt trôm có chứa acid sterculic có tác dụng xổ nhẹ và trục xuất khí khỏi ruột, trị chứng đầy hơi.

- Trong 100g Mủ Trôm (gôm)có chứa: Calci 100mg, kẽm 30mg, Natri 5,27mg, Kali 297mg, Magnesi 43mg, sắt 0,91mg…

- Vỏ thân cây Trôm cũng có đủ các thành phần dinh dưỡng như trong mủ và hạt và còn chứa chất nhày có tác dụng làm săn da.

* CÔNG DỤNG: Cây trôm được sử dụng làm thuốc từ lâu đời.[/h] [h=5]- Thân vỏ cây trôm nấu nước uống dùng làm thuốc nhuận trường, làm cho ra mồ hôi, lợi tiểu, trị suyễn rất tốt vì hoạt chất có tác dụng làm nở cuống phổi, trị viêm khớp, thủy thũng, hạ sốt. Nấu nước rửa vết thương, vết loét và trị được một số bệnh ngoài da, làm săn da.
- Lấy vỏ mài đặc thoa vào vùng bị hạch ở nách, ở háng, ở cổ, sưng chân…
- Mủ trôm (gôm) là nước giải khát và bổ dưỡng, làm mát gan, thanh nhiệt, nhuận trường, chứng đầy hơi (hạ khí), làm cho làn da tươi đẹp, giảm stress…

* CHÚ Ý:
Cây trôm là cây thuốc trị được phong thấp, bón uất, đầy hơi rất hay, nhưng hầu như còn mang tính y học dân gian. Nhân dân các tỉnh vùng Nam Trung bộ dùng nhiều, nhất là việc lấy mủ trôm để dùng làm nước giải khát, bổ dưỡng. Hiện giá 350.000 đồng/1 ký mủ trôm khô. Bình Thuận, Ninh Thuận người ta trồng hàng trăm hecta cây Trôm để lấy mủ làm nước giải khát và thuốc nhuận trường, mát gan, bổ dưỡng. Hiện ở xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong có nhà máy chế biến mủ trôm thành thương phẩm dạng tinh bột, rất đẹp, được nhân dân tín nhiệm, giá 25.000 đồng/ hộp, mỗi hộp có 10 gói, mỗi gói 15g.
- Cây Trôm, dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là cây Gạo (Sterculia foetida, họ Trôm), không nên lầm lẫn với cây Gạo hoa đỏ của Miền Bắc (Salmalia malabarica – còn có tên Mộc Miên Thụ hay Gòn Rừng, họ Gạo – Bombacaceae), chỉ có từ Quảng Bình trở ra.

* BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH:
- Bà Nguyễn Thị Trâm, 62 tuổi, ở phường Phú Trinh, TP Phan Thiết. Người ốm, suy nhược, đau nhức cả mình mẩy. Bà Trâm bị bón, có khi 1 tuần mói đi cầu được 1 lần. Đã đi khám chữa bệnh ở các Trung tâm y dược Tp Hồ Chí Minh. Được chẩn đoán là do dãn đại trường. Đã hàng chục năm nay, mỗi tháng Bà phải vào khám lấy thuốc một lần, mỗi lần tốn cả triệu đồng, nhưng còn dùng thuốc thì vài ngày đi cầu được một lần. Người rất phiền muộn, cao huyết áp, mất ngủ, đau nhức khớp… Tôi cho uống mủ cây trôm, mỗi ngày 50 gam, đi cầu được ngày 1 lần, người sảng khoái. Hiện Bà chỉ dùng ngày 1-2 gói mủ trôm (15-30g), các chứng bón uất, mất ngủ, phiền muộn hết. Sức khỏe bình thường.

Cây trôm là cây cổ thụ, dễ trồng, cho bóng mát, cây lớn nhanh, không bị sâu rầy phá hại, rất thích hợp để phủ xanh vùng đất khô hạn vùng Cực Nam Trung bộ và cũng là cây thuốc quý để lấy mủ (gôm) dùng trong công nghệ nước giải khát và thuốc chữa mát gan, giải nhiệt, nhuận trường, hạ sốt, trị suyễn, bổ dưỡng cho người suy nhược rất tốt.

Dinh dưỡng từ mủ trôm


Là loại cây thân gỗ, giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ, mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm. Mủ trôm khô và có màu trắng có nhiều tác dụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao như magie, kali, kẽm . Chính vì thế mủ trôm là nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp chế biến nước giải khát, có lợi cho sức khỏe.

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thuỷ phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hoá acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magesium. kali ,iot
Về mặt y học, nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón. Nhựa trôm còn có tác dụng điều hoà đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương .

Theo phân tích của Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang, thì trong100 gam mủ trôm có Crude Protein 11,4%; Crude Fibre 2,11%;Cabonhydrat 28,22%; Ca 0,28%; K2,58%; Mg 0,5% Zn 0,0032%;Na 0,06% và Gluco 26,7%.

Đây là những thành phần khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Như vậy, theo nghiên cứu và kinh nghiệm trong dân gian mủ trôm có một số công dụng như sau:
- Giúp cơ thể sảng khoái, ngủ ngon, giảm Stress.
- Chống táo bón, nhuận tràng.
- Giúp mau lành vết thương hở và cho làn da tươi đẹp.

Cây trôm làm trụ tiêu


Những người quen cho biết, cây trôm là một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân những năm gần đây. Y5Cafe xin giới thiệu với bà con một công dụng mới của cây trôm trên đất Tây nguyên.

Nếu bây giờ bạn đến đất Bình Thuận, Ninh Thuận thì bạn sẽ gặp nhiều hơn cả là những rừng trôm. Bạn cũng có thể gặp những vườn cây này ở nhiều nơi khác nữa, không chỉ ở miền Trung hay vùng cao Tây Bắc mà kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long.  Bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất của cây trôm là mủ trôm. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc, thân cây làm gỗ, hạt cây để ép dầu….

Trồng trôm để khai thác mủ tại Ninh Thuận
Nhưng khi đến với Tây nguyên bạn còn thấy cây trôm có một tác dụng đặc biệt khác nữa, đó là làm trụ tiêu. Từ xưa, trụ tiêu thường là những cây gỗ chết, hoặc trụ bêtông, gạch. Gần đây thì là những cây trụ sống như muồng, vông… Nhưng bây giờ bà còn có thể hoàn toàn yên tâm là có một loại cây vừa đảm bảo chức năng vừa đem thêm nguồn thu nhập khác nữa cho bà con, đó là cây trôm. Bà con vừa có thể trồng cây trôm làm trụ tiêu vừa có thể khai thác những giá trị kinh tế khác.
Cây trôm làm trụ tiêu
Được trồng làm trụ tiêu, một chức năng mới của cây trôm trên đất Tây nguyên
Khi trồng cây trôm dùng làm trụ tiêu thì bà con chú trọng chủ yếu về kỹ thuật trồng tiêu như khoảng cách cây, kỹ thuật…
Thông thường, trồng cây trôm trước từ 1-2 năm rồi mới trồng tiêu, nếu trồng cùng một thời điểm thì phải trồng một cây cọc phụ. Khi cây tiêu leo bám bà con điều chỉnh hướng leo của ngọn tiêu để chừa ra những khoảng trống cạnh khoảng 4-5cm trên cây trôm để sau này có thể khai thác mủ.
 Sau một năm trồng, có thể cho tiêu bắt đầu bám vào thân cây trôm

Giá hạt giống trôm và cây giống không cao, (cây giống 2.000-2.500đ/cây, hạt giống 80.000-150.000đ/kg/khoảng 500hạt) và hạt giống ươm khoảng 1,5-2 tháng là trồng được.

Cây mủ trôm có phát triển trên vùng núi Tánh Linh?


Nhắc đến cây trôm, dân Bình Thuận sẽ nghĩ ngay đến vùng đất nắng và gió Tuy Phong vì cây trôm đã trở thành “vị cứu tinh”, giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo. Có lẽ cũng muốn nhanh chóng đổi đời như thế, nên nông dân Tánh Linh đang trồng thử nghiệm giống cây trồng mới này với nhiều hi vọng…

Từ xã Suối Kiết, thị trấn Lạc Tánh đến xã Nghị Đức, Đức Phú - huyện Tánh Linh đều thấy nhà nhà bán cây giống mủ trôm. Khá ngạc nhiên với cây trồng mới trên vùng đất lắm mưa nhiều nắng này, tôi được ông Văn Quang Toàn – Phó phòng NN&PTNT huyện giải thích, “Ngành chức năng của huyện chưa quy hoạch cây trôm vì không có thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng này không. Hiện nay, đa số bà con đang trồng tự phát sau đợt tiêu và cao su rớt giá”. Khoảng 2 năm trở lại đây, giá tiêu lên xuống thất thường, đầu ra không ổn định, nhiều nông dân lỗ nặng đã tháo dỡ vườn tiêu.

Cây mủ trôm có phát triển trên vùng núi Tánh Linh?
Nghe đâu ở huyện Tuy Phong cây trôm phát triển tốt, lại không tốn nhiều công chăm sóc nên bà con tự chuyển đổi mô hình tìm kiếm hi vọng. Gặp anh Lê Tuấn – xã Gia Huynh đang trồng thử nghiệm 100 cây trôm được 3 năm tuổi, anh cho biết: “Thấy giống trôm này hay hay, cho hiệu quả kinh tế cao, nên tôi mua giống về trồng thử.

Hiện vườn trôm của gia đình tôi đang phát triển khá tốt, không phải tốn công chăm sóc nhiều, chưa có dịch bệnh xảy ra nên tôi rất yên tâm. Theo tôi tìm hiểu, nếu được đầu tư chăm sóc tốt, chừng 3 năm trôm đã cho khai thác mủ. Tuy nhiên, thời điểm cây trôm cho mủ nhiều và chất lượng nhất là năm thứ 7 trở đi. Vì mới trồng thử nghiệm, nên tôi đợi cây phát triển thêm 1 – 2 năm nữa xem sao”.


Cây trôm là loại cây nhiệt đới, thích hợp trên nhiều vùng đất khác nhau, trừ vùng đất ngập lún. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao vừa là cây thuốc và cũng là cây thực phẩm dùng hầu hết ở các bộ phận như: hạt, dầu hạt, cơm hạt, mủ, vỏ cây, lá cây đều được sử dụng. Hiện nay nhu cầu sử dụng mủ trôm làm nước giải khát được nhiều người ưa chuộng nên giá bán mủ trôm khá cao. Giá bán trên thị trường từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg, giá thu mua tại vườn từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg.

 Tuy chưa có sự nghiên cứu rõ ràng về cây trôm ở vùng đất khó tính này, nhưng nhà nào ít vốn cũng trồng khoảng 20 – 30 cây quanh vườn, xen lẫn với rau màu. Theo kinh nghiệm của một số người dân trồng trôm lâu năm ở huyện Tuy Phong, cây trôm có mức đầu tư thấp, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, thu nhập lại ổn định. Với một ha trôm đến tuổi cho mủ, bình quân mỗi ngày chủ vườn trôm thu được gần 2 triệu đồng. Đó cũng là một trong những điều kiện hấp dẫn thu hút dân vùng núi Tánh Linh mạo hiểm với cây trồng mới.

Vài năm trước đây, dân Tánh Linh cũng từng ồ ạt trồng trầm hương (cây dó bầu) khi biết giá trị của trầm không phải là nhỏ. Lúc ấy có hẳn công ty cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, nên nông dân nô nức trồng trầm. Sau 5 – 7 năm, cây trầm hương phát triển tốt, nhưng hiệu quả kinh tế thì chẳng ai thẩm định và phong trào trầm hương lại rơi vào lãng quên. Hi vọng với cây trồng mới, mủ trôm phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây, mang lại kết quả như mong muốn, được Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ thêm kỹ thuật và biết đâu cây trôm trong tương lai không xa sẽ trở thành cây chủ lực giúp dân nơi đây thoát nghèo.

 Minh Vân

Cây trôm: Đặc điểm và tác dụng


Trôm là cây bản địa chịu hạn rất tốt, trong những năm qua từ chương trình 661, tại Ninh Thuận đã tiến hành trồng cây trôm để phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở những vùng khô hạn. Không chỉ vậy, cây trôm còn cho sản phẩm là nhựa (mủ) rất có giá trị, nhờ vậy nhiều hộ dân tại đây đã giàu lên từ trồng loài cây đặc biệt này.

Cây trôm có tên khoa học là Sterculiia foetida, là loại cây lâm nghiệp thuộc họ gỗ lớn, thân thẳng cao từ 25 – 30m, vỏ nứt nhẹ có màu xám nhạt, lá kép chân vịt có cuống dài và thay lá hàng năm vào mùa khô. Cụm hoa mọc ở ngọn cùng với lá non. Hoa màu đỏ có mùi rất thối nên gọi là trôm thối. Quả từ 1 – 5 đại choãi ra màu đỏ tím, có lông, hạt màu đen.

Trôm là loại cây chịu hạn, trên thế giới chúng phân bố ở các nước Nam và Đông Nam á như Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Philippin… và châu Phi. Còn tại Việt Nam cây trôm phân bố tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ như Kom Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Do là cây gỗ của rừng khô hạn, chúng phân bố ở những vùng có mưa thấp từ 800 – 1.500mmm/năm, thậm chí những vùng mưa thấp hơn chúng vẫn phát triển được, tuy nhiên quá trình sinh trưởng và phát triển chậm. Cây trôm phân bố trên loại đất feralit vàng đỏ, đất xám trên granit hay phù sa cổ có tầng đất trung bình đến dày, những vùng đất xấu hơn vẫn có thể trồng được trôm. Ở Việt Nam cây trôm mọc nhiều nhất trong tự nhiên tại xã Phước Dinh (Ninh Phước - Ninh Thuận) và nơi đây chất lượng mủ trôm cũng tốt nhất. 

Các vùng có mưa nhiều như ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cây trôm cũng được trồng tại đường phố hay trong công viên, tuy nhiên chỉ để làm bóng mát, do lượng mưa nhiều nên chất lượng mủ trôm không tốt.
Cây trôm: Đặc điểm và tác dụng
Công dụng của mủ trôm: Mủ trôm khô và có màu trắng có nhiều tác dụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao như magie 102mg, kali 360mg, kẽm 50mg. Về mặt y học nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị táo bón.

Mủ trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương. Bên cạnh đó, do có tính kết dính nên trong ngành dược mủ trôm được sử dụng làm chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt. Mủ trôm được xem là thuốc, vì vậy khi sử dụng cần chú ý liều lượng, không chỉ có chỉ dẫn sử dụng cho từng đối tượng mà tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc cơ địa của từng người, nếu sử dụng bừa bãi như một thức uống giải khát thì rất nguy hiểm.

Do có nhiều tác dụng nên mủ trôm rất có giá trị, giá từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Chính vì được giá nên trôm mọc trong tự nhiên bị người dân khai thác theo kiểu tận diệt khiến cho trôm trong tự nhiên còn rất ít. Trước nguy cơ cây trôm bị cạn kiệt, từ năm 2000, Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước đã có đề tài khoa học trồng thử nghiệm cây trôm trên vùng đất khô hạn tại xã Phước Dinh theo dự án 661 phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Những năm đầu Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước đã hỗ trợ người dân cây giống, kỹ thuật và tiền chăm sóc bảo vệ. Sau 5 năm trồng trôm từ năm 2005 nhiều hộ dân đã thu hoạch được mủ trôm như gia đình anh Châu Hội, xã Phước Nam có 3 ha trôm, những năm qua gia đình anh thu được khoảng 200 triệu đồng từ bán mủ trôm. Nhờ trồng cây trôm không những phủ xanh đồi núi trọc tại vùng khô hạn nhất nước mà cây trôm còn có hiệu quả kinh tế rất cao. Chính vì vậy tại vùng này người dân đã trồng được trên 120ha trôm. Tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hiện cũng có rất nhiều hộ dân giàu lên từ trồng trôm.

Bên cạnh giá trị của mủ, trôm là loại cây thân gỗ, sống lâu năm trồng khai thác gỗ rất kinh tế. Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi, do vậy khi khai thác mỗi ha trôm người dân còn thu hàng trăm triệu đồng từ bán gỗ.

Để biết thông tin kỹ về cây trôm bạn đọc có thể liên hệ với ông Đặng Kim Cương, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước theo số ĐT 0913198048.

* Nhắn bạn đọc hỏi về cây ném: Ném (tên địa phương) chính là hành tăm, là loại rau gia vị còn là 1 vị thuốc, chống một số bệnh:

- Củ ném giã nhỏ trộn với muối để xoa đắp trên trán và trong người mỗi khi sốt vì cúm.

- Xâu ném thành một chuỗi như chiếc vòng để đeo quanh cổ tay, cổ chân hoặc như một cái kiềng ở cổ để chữa bệnh suyễn.

- Chè ném: Củ ném được rửa sạch cho nước vào nấu sôi khoảng 30 phút là được. Sau đó cho nửa bánh đường đen (chừng 4 lạng). Chặt nhỏ cho mau tan. Đi làm gặp mưa bất ngờ hay bị cảm nắng, chỉ ăn một chén chè ném là giải cảm rất tốt. Nếu vì đột xuất gặp mưa cũng có thể ăn sống chừng mười hạt ném và uống một ly rượu trắng cũng có tác dụng giải cảm


Triển vọng mới từ cây trôm


 Cây Trôm (Stereulia Foetida) là loại cây thân gỗ, phát triển tốt ở những vùng đất khô hạn. Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Hiện, nhiều nông dân ở Tiền Giang đã bắt đầu trồng trôm trên đất vườn.

Anh Trương Văn Bảy Nhỏ là người đầu tiên trồng trôm ở xã Tân Thành (Gò Công Đông – Tiền Giang). Hiện anh đang trồng 120 gốc trôm 7 năm tuổi trên phần đất 2.000m2. Cây trôm của anh cũng đã cho mủ từ 3 năm trước.

Về kỹ thuật trồng, anh Bảy Nhỏ cho biết, trôm là loại cây dễ trồng. Khi cây còn nhỏ, người trồng tăng cường bón phân cho cây khoẻ, vài ngày tưới nước một lần. Khi cây có tán lá thì không cần phải chăm sóc thường xuyên nữa.
Triển vọng mới từ cây trôm
Sau khi trồng khoảng 3 năm thì trôm bắt đầu cho mủ, muốn lấy mủ trắng, không bị vàng, trước khi lấy, người trồng phải vệ sinh sạch sẽ thân cây, cũng như sân vườn. Theo anh Bảy Nhỏ, trên thị trường có nhiều loại mủ và giá cả chênh lệch rất nhiều, mủ trắng 230.000 đồng/kg, mủ vàng 100.000 – 200.000 đồng/kg.

Tinh chất mủ Trôm dạng thô:
Đưa chúng tôi ra vườn tham quan 120 gốc cây trôm đang cho mủ, ngồi dưới gốc cây, anh Nhỏ dùng tay gỡ từng cục mủ đặc sệt đang chảy từ nơi đục thân xuống. Anh Nhỏ cho biết, kỹ thuật lấy mủ trôm cũng tương tự như lấy mủ cao su, nhưng không cần gáo hứng mủ. Trên thân cây, anh Bảy Nhỏ rạch lớp vỏ mỏng bên ngoài bề ngang khoảng một gang tay, bề dài khoảng 3 tấc, sau đó đục vỏ thân đụng tới gỗ để mủ trôm tiết ra. Mủ trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tự bám vào vỏ cây. Sau khi lấy mủ, chỉ cần phơi mủ trôm dưới ánh nắng gắt trong thời gian 3 – 5 ngày là có thể đem bán.

Cũng theo anh Bảy Nhỏ, với 120 gốc trôm, anh chia ra làm ba giai đoạn lấy mủ khác nhau, mỗi lần chỉ lấy mủ 40 cây và xoay vòng để cả năm lúc nào cũng có mủ thu hoạch, đảm bảo thu nhập. Theo cách làm của anh Nhỏ thì anh chỉ vạt vỏ mỏng trên thân cây, đục thân để lấy mủ liên tục ở 40 cây trong vòng 2,5 tháng thì ngưng lại để dưỡng cây, sau đó tiếp tục lấy mủ ở 40 cây khác. Lần lấy mủ ở 40 cây còn lại thì 40 cây trước đã tự lành thịt và có thể tiếp tục cho mủ. Hiện, anh Nhỏ còn nhân giống cây trôm để bán cho bà con nông dân trong tỉnh và các địa phương lân cận như: Bến Tre, Vĩnh Long…

Ông Phạm Văn Kiệp, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: “Hiện nay, chỉ riêng xã Tân Thành đã có hơn 20 hộ nông dân trồng trôm để kiếm thêm thu nhập”. Đây là một cây trồng mới, nhiều triển vọng vì thị trường tiêu thụ rộng mở. Vì vậy, thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích trôm.

Sơ lược về cây trôm Phan Rang


Cây gỗ lớn, thân thẳng, hình trụ, cành mọc khoẻ. Lá kép chân vịt do 5-9 lá chét có cuống, không lông, dài đến 30cm, thường rụng vào tháng 3.

Chuỳ hoa xuất hiện một lượt với lá, có mùi hắt. Hoa tạp tính; đài đỏ ở trong, không lông, cuống nhị mang 12-15 bao phấn; cuống nhuỵ mang 5 lá noãn. Quả gồm 1-5 quả đại, dài 9cm, vách dày, đỏ. Hạt 10-15, màu đen bóng, dài 18-20cm. 

Bộ phận dùng: Hạt, vỏ cây và lá - Semen, Cortex et Folium Sterculiae Foetidae, Dầu hạt, nhựa mủ cũng được dùng. 

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng làm cây bóng mát ở đường phố, vườn hoa. Thu hái lá và vỏ quanh năm, thường dùng tươi. Hạt thu hái ở những quả già vào tháng 12 và tháng 1, dùng chế dầu. 
Sơ lược về cây trôm Phan Rang
Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu béo có tỷ lệ thay đổi 30,80-51,78%. Hạt cũng giàu protein (21%) và tinh bột (12%). 

Tính vị, tác dụng: Dầu hạt màu vàng nhạt, dịu có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện. Nhựa mủ giải khát. Vỏ cây phát hãn và lợi tiểu. Lá có mùi hắt; có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng. Nước sắc vỏ quả có chất nhầy làm săn da. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dầu trôm có thể dùng để ăn, nhưng cũng thường dùng để thắp sáng. Bột của hạt ăn được và dùng chế các loại bánh. 

Ở Campuchia, thường dùng dầu để rửa mặt và khô dầu được dùng chữa ghẻ ngứa. Nhựa mủ tiết ra từ cây ăn mát. Vỏ cây sắc uống dùng chữa phong thấp, thống phong. Ở Campuchia, người ta dùng vỏ cây để chế thuốc cảm sốt. Lá sắc nước rửa những chỗ phát ban lở loét, các bệnh về da, bệnh về tóc và da đầu, bong gân, các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. 

Trôm đơn 

Trôm hoe - Sterculai pexa Pierre, thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 6-9m; nhánh non to 1cm. Lá do 7-9 lá chét không cuống, dài 10-20cm, mặt dưới đầy lông hoe; cuống dài 20-55cm; lá kèm 5mm. Cụm hoa là chùm (tới 7 chùm) dài 20cm, có lông hình sao. Hoa tạp tính, hoa đực có 10-12 bao phấn; hoa lưỡng tính có bầu có lông vòi cong, đầu nhuỵ đen, lá noãn 5, mỗi lá noãn chứa 6 noãn. 

Có hoa quả tháng 9-11. 

Bộ phận dùng: Vỏ thân - Cortex Sterculiae Pexae. 

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Xri Lanca và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng rừng tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Kiên Giang, Phú Quốc và An Giang. 

Tính vị, tác dụng: Vỏ có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ tiêu thũng. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt ăn được. Mủ thân có thể uống giải nhiệt. 

Giá trị sử dụng: Giá trị kinh tế nhất của cây trôm là mủ trôm. Đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.

Đặt biệt, cây Trôm vùng khô cằn, nắng nhiều mưa ít như Bình Thuận, Ninh Thuận, cây Trôm cho mủ nhiều, chất lượng trắng tốt, giá trị sản phẩm cao.

Còn vỏ cây được sử dụng ở Trung Quốc trị gãy xương. 

Công dụng

Tinh chất mủ trôm thiên nhiên Dương Thảo trồng trên vùng đất khoáng Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Bằng phương pháp phân tích công nghệ hiện đại, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tinh hạt mủ trôm là Mg, K và Ca ở dạng hữu cơ, giúp thanh nhiệt cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, táo bón, tiêu chảy, giảm stress, mát gan, giải độc gan, lợi tiểu, giúp ăn ngon, ngủ ngon, kích thích tiêu hóa, giúp mau lành vết thương và cho làn da tươi đẹp.

Đặc biệt giúp hỗ trợ tốt cho người ăn kiêng đồng thời bổ sung canxi cho bộ xương thêm chắc khỏe, điều hòa ổn định đường huyết, ổn định huyết áp, tăng cường sinh lực, giải nhiệt cơ thể cho làn da mịn màng.

- Sản phẩm không màu nhân tạo, không chất bảo quản.

- Dòng sản phẩm có 2 loại: 

+ Sản phẩm uống liền có đường

+ Sản phẩm tinh hạt uống liền không đường

- Sản phẩm đã được tiệt trùng bằng tia cực tím UV

Tốt cho sức khỏe: Tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp uống mủ trôm thiên nhiên Phan Rang sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cho làn da mịn màng tươi trẻ.



Lợi ích của mủ trôm


Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa Mủ trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, chi Mủ trôm, phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa Mủ trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa Mủ trôm sẽ trở thành dạng keo

Mủ trôm có màu trắng , dạng thạch đặc , vón thành từng cục như sương sa. Tại Việt Nam, Mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống có vị thuốc.
Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.
Lợi ích của mủ trôm
Thành phần dinh dưỡng Mủ trôm (/100g)

Ca: 101,06 mg
Zn: 0,29 mg
Na:5,27 mg
K: 297,01 mg
Mg: 43,01 mg
Fe: 0,91 mg
Glucid: 64,06 g
Nó chứa một hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước.

Tính chất Mủ trôm

Theo đông y, Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng vị
Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thần phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Ngoài ra, mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.Ngoài ra, Mủ trôm có thể làm keo dính dùng dán đế giày, cây gỗ, tranh dán. Làm keo công nghệ y dược, viên nang thuốc tây.
Người Việt Nam thường sử dụng mủ trôm, mủ gòn đơn độc hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để pha chế thức uống có tác dụng làm mát, giải độc cơ thể.
Độc tính và cẩn trọng

Độc tính

Mủ trôm không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của loại mủ này có thể gây ra một số phản ứng phụ.
Cẩn trọng

Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp:

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Người có khối u trong ruột.
Người đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu.

Pha chế
Mủ trôm có thể ăn chung với nước đường cùng các loại sâm khác, nấu chè, nấu thức uống rất đa dạng


Mủ trôm uống mát?


Nghe nói mủ trôm uống mát, có tác dụng trị táo bón rất tốt? Xin cho biết cách uống như thế nào?

Mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo.
Mủ trôm uống mát
Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.
Về mặt y học, nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón. Nhựa trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương... 

Trong ngành dược, nhựa trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.

Nhựa trôm được xem là thuốc, vì vậy khi dùng cần chú ý liều lượng. Không có chỉ dẫn cụ thể cho từng đối tượng mà tùy thuộc các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc cơ địa của từng người. Nếu sử dụng bừa bãi nhựa trôm như một thức uống giải khát thì rất nguy hiểm.

Điều quan trọng là phải tìm mua loại nhựa trôm có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn hiệu và trên nhãn có hướng dẫn cách dùng cụ thể, tránh các loại giả mạo có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Tốt nhất nên theo sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc các chuyên viên y tế khi sử dụng. Vì nhựa trôm hòa tan và trương nở trong nước, nên nếu không đủ nước để trương nở, nó sẽ gây tắc ruột có thể dẫn đến tử vong.

Mủ trôm thiên nhiên , một vị thuốc quý


Cây trôm có tên khoa học là Sterculia foetida, là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở vùng rừng Ninh Thuận, Bình Thuận. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ, loại nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Mủ trôm chứa nhiều khoáng chất như Mg, K, Zn, Fe, Na và Ca ở dạng hữu cơ giúp thanh nhiệt cơ thể, chống lão hóa, tiêu chảy, đặc biệt trị táo bón rất tốt.

Ngày xưa, cây trôm trong thiên nhiên thường mọc nhiều ở vùng rừng khu vực Vĩnh hảo (Bình Thuận) hay Ninh Phước, Thuận nam (Ninh Thuận), người dân địa phương khi đi rừng thường khai thác mủ trôm đem về chế biến làm thức uống thanh nhiệt trong mùa hè, họ thường dùng mủ trôm như một vị thuốc trị táo bón hiệu quả nhất. Ngày nay, cây trôm trong thiên nhiên gần như bị cạn kiệt tuy nhiên, ở 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, người dân đã ươm được giống và trồng cây trôm đại trà trên vườn nhà và khai thác mủ trôm để bán cho các nhà máy chế biến nước giải khát. 


Mủ trôm thiên nhiên , một vị thuốc quý
Mủ trôm sau khi khai thác về, đem phơi khô để dành, chọn loại mủ có màu trắng, ngâm vào nước ấm, chờ mủ trôm nở ra, pha thêm nước lọc hòa đường bỏ tủ lạnh uống rất mát. Ngày nay, ở Phan Rang đã có cơ sở chế biến mủ trôm tinh khiết, rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Chỉ cần hòa tan một gói mủ trôm 15g vào một ly nước lọc là có thể dùng được. Có thể cho thêm nước đá nếu thích dùng lạnh.

Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic…

Ngoài ra mủ trôm còn có chức năng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, chống lão hóa, tuy nhiên mủ trôm được xem như là thuốc nên cần chú ý liều lượng khi dùng, không nên sử dụng mủ trôm như một loại thức uống thông thường, tốt nhất là nên theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Phụ nữ có thai hoặc người có khối u trong ruột không được dùng mủ trôm để giải khát, nếu đang uống thuốc thì phải một giờ đồng hồ sau khi uống thuốc mới được uống nước mủ trôm.

Vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Và chắc chắn đó là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng nực này.






Trồng trôm thu hoạch mủ



Trôm là cây gỗ lớn, cao tới 15-20m. Thân của nó hình trụ, thẳng đứng. Gỗ trôm có thể dùng làm đồ gia dụng hoặc dùng trong xây dựng.

Cây trôm chịu hạn rất tài. Không cần phải ươm nó tới lớn, cây con chỉ cần 50-60cm là đưa đi trồng tốt rồi. Cây lớn rất nhanh.

Ở cây trôm, ta thu được đủ thứ. Vỏ cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Lá cây dùng làm thuốc kháng sinh và dùng để tiêu viêm, nhuận tràng. Vỏ quả có chất nhầy dùng để làm săn da. Hạt của nó có dầu béo màu vàng nhạt dùng để ăn, thắp sáng hoặc làm thuốc trị ghẻ, lở.
Trồng trôm thu hoạch mủ
Đặc biệt, thân cây trôm cho ra một loại nhựa rất quý. Đó là một dạng keo nở. Khi ngâm nhựa đó vào nước, nó sẽ trương lên. Người lấy nó để chế nước giải khát và giúp giải nhiệt rất tốt. Hiện nay, việc trồng trôm để khai thác nhựa lại thành một nghề. Ở nhiều vùng khô hạn, bà con đang tích cực trồng trôm.

Trôm có bộ rễ rất khỏe và ăn sâu trong lòng đất. Nó có thể hút nước từ những tầng rất sâu để cung cấp cho cây. Ninh Thuận và Bình Thuận mà trồng được trôm thì có nghĩa là ở đâu hạn mấy cũng có thể trồng trôm được.

Ta có thể trồng trôm từ hạt hoặc từ cành. Nếu trồng từ hạt, ta cần ủ cho nứt nanh rồi đem gieo. Gieo hạt trôm vào mùa mưa. Cũng có thể gieo hạt vào mùa khô nhưng ta phải ươm cây con trong vườn ươm. Chờ tới mùa mưa, ta đem cây đi trồng. Làm cách này thì cây đảm bảo hơn.

Nếu trồng bằng cành thì ta chặt các cành bánh tẻ thành từng đoạn 20cm, đem giâm vào luống giâm có giàn che và được phun ẩm. Sau 1-2 tháng, cành đâm rễ, ta có thể chuyển nó vào bầu hoặc đem ngay đi trồng (nếu trúng mùa mưa).

Khi trồng trôm, cần đào hố và bón phân lót trước. Sau khi trồng, tưới đẫm và che chắn cho nó trong ít ngày. Trôm rất dễ sống và lên khỏe.

Trồng trôm chỉ sau vài năm là ta có thể khai thác được nhựa. Ta dùng một ống sắt có đường kính khoảng 2cm để đục vào lớp vỏ cây, đục vừa sâu tới lõi gỗ. Gỡ bỏ phần vỏ ra rồi đục nhiều vết trên thân cây. Nhựa sẽ đùn ra qua các vết đục. Chờ cho nó khô đi, ta gỡ ra để sử dụng hoặc bán cho các nhà hàng.

Ở nhiều vùng khô hạn, bà con loay hoay không biết chọn cây gì để trồng. Sao không chọn cây trôm? Nó vừa cho ta bóng mát, chống sa mạc hóa, lại cho ta thu được nhựa... Một công, ba bốn việc đấy!