Tuesday, November 27, 2012

Cây trôm làm trụ tiêu


Những người quen cho biết, cây trôm là một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân những năm gần đây. Y5Cafe xin giới thiệu với bà con một công dụng mới của cây trôm trên đất Tây nguyên.

Nếu bây giờ bạn đến đất Bình Thuận, Ninh Thuận thì bạn sẽ gặp nhiều hơn cả là những rừng trôm. Bạn cũng có thể gặp những vườn cây này ở nhiều nơi khác nữa, không chỉ ở miền Trung hay vùng cao Tây Bắc mà kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long.  Bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất của cây trôm là mủ trôm. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc, thân cây làm gỗ, hạt cây để ép dầu….

Trồng trôm để khai thác mủ tại Ninh Thuận
Nhưng khi đến với Tây nguyên bạn còn thấy cây trôm có một tác dụng đặc biệt khác nữa, đó là làm trụ tiêu. Từ xưa, trụ tiêu thường là những cây gỗ chết, hoặc trụ bêtông, gạch. Gần đây thì là những cây trụ sống như muồng, vông… Nhưng bây giờ bà còn có thể hoàn toàn yên tâm là có một loại cây vừa đảm bảo chức năng vừa đem thêm nguồn thu nhập khác nữa cho bà con, đó là cây trôm. Bà con vừa có thể trồng cây trôm làm trụ tiêu vừa có thể khai thác những giá trị kinh tế khác.
Cây trôm làm trụ tiêu
Được trồng làm trụ tiêu, một chức năng mới của cây trôm trên đất Tây nguyên
Khi trồng cây trôm dùng làm trụ tiêu thì bà con chú trọng chủ yếu về kỹ thuật trồng tiêu như khoảng cách cây, kỹ thuật…
Thông thường, trồng cây trôm trước từ 1-2 năm rồi mới trồng tiêu, nếu trồng cùng một thời điểm thì phải trồng một cây cọc phụ. Khi cây tiêu leo bám bà con điều chỉnh hướng leo của ngọn tiêu để chừa ra những khoảng trống cạnh khoảng 4-5cm trên cây trôm để sau này có thể khai thác mủ.
 Sau một năm trồng, có thể cho tiêu bắt đầu bám vào thân cây trôm

Giá hạt giống trôm và cây giống không cao, (cây giống 2.000-2.500đ/cây, hạt giống 80.000-150.000đ/kg/khoảng 500hạt) và hạt giống ươm khoảng 1,5-2 tháng là trồng được.

No comments:

Post a Comment