Tuesday, November 27, 2012

Sơ lược về cây trôm Phan Rang


Cây gỗ lớn, thân thẳng, hình trụ, cành mọc khoẻ. Lá kép chân vịt do 5-9 lá chét có cuống, không lông, dài đến 30cm, thường rụng vào tháng 3.

Chuỳ hoa xuất hiện một lượt với lá, có mùi hắt. Hoa tạp tính; đài đỏ ở trong, không lông, cuống nhị mang 12-15 bao phấn; cuống nhuỵ mang 5 lá noãn. Quả gồm 1-5 quả đại, dài 9cm, vách dày, đỏ. Hạt 10-15, màu đen bóng, dài 18-20cm. 

Bộ phận dùng: Hạt, vỏ cây và lá - Semen, Cortex et Folium Sterculiae Foetidae, Dầu hạt, nhựa mủ cũng được dùng. 

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng làm cây bóng mát ở đường phố, vườn hoa. Thu hái lá và vỏ quanh năm, thường dùng tươi. Hạt thu hái ở những quả già vào tháng 12 và tháng 1, dùng chế dầu. 
Sơ lược về cây trôm Phan Rang
Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu béo có tỷ lệ thay đổi 30,80-51,78%. Hạt cũng giàu protein (21%) và tinh bột (12%). 

Tính vị, tác dụng: Dầu hạt màu vàng nhạt, dịu có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện. Nhựa mủ giải khát. Vỏ cây phát hãn và lợi tiểu. Lá có mùi hắt; có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng. Nước sắc vỏ quả có chất nhầy làm săn da. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dầu trôm có thể dùng để ăn, nhưng cũng thường dùng để thắp sáng. Bột của hạt ăn được và dùng chế các loại bánh. 

Ở Campuchia, thường dùng dầu để rửa mặt và khô dầu được dùng chữa ghẻ ngứa. Nhựa mủ tiết ra từ cây ăn mát. Vỏ cây sắc uống dùng chữa phong thấp, thống phong. Ở Campuchia, người ta dùng vỏ cây để chế thuốc cảm sốt. Lá sắc nước rửa những chỗ phát ban lở loét, các bệnh về da, bệnh về tóc và da đầu, bong gân, các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. 

Trôm đơn 

Trôm hoe - Sterculai pexa Pierre, thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 6-9m; nhánh non to 1cm. Lá do 7-9 lá chét không cuống, dài 10-20cm, mặt dưới đầy lông hoe; cuống dài 20-55cm; lá kèm 5mm. Cụm hoa là chùm (tới 7 chùm) dài 20cm, có lông hình sao. Hoa tạp tính, hoa đực có 10-12 bao phấn; hoa lưỡng tính có bầu có lông vòi cong, đầu nhuỵ đen, lá noãn 5, mỗi lá noãn chứa 6 noãn. 

Có hoa quả tháng 9-11. 

Bộ phận dùng: Vỏ thân - Cortex Sterculiae Pexae. 

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Xri Lanca và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng rừng tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Kiên Giang, Phú Quốc và An Giang. 

Tính vị, tác dụng: Vỏ có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ tiêu thũng. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt ăn được. Mủ thân có thể uống giải nhiệt. 

Giá trị sử dụng: Giá trị kinh tế nhất của cây trôm là mủ trôm. Đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.

Đặt biệt, cây Trôm vùng khô cằn, nắng nhiều mưa ít như Bình Thuận, Ninh Thuận, cây Trôm cho mủ nhiều, chất lượng trắng tốt, giá trị sản phẩm cao.

Còn vỏ cây được sử dụng ở Trung Quốc trị gãy xương. 

Công dụng

Tinh chất mủ trôm thiên nhiên Dương Thảo trồng trên vùng đất khoáng Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Bằng phương pháp phân tích công nghệ hiện đại, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tinh hạt mủ trôm là Mg, K và Ca ở dạng hữu cơ, giúp thanh nhiệt cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, táo bón, tiêu chảy, giảm stress, mát gan, giải độc gan, lợi tiểu, giúp ăn ngon, ngủ ngon, kích thích tiêu hóa, giúp mau lành vết thương và cho làn da tươi đẹp.

Đặc biệt giúp hỗ trợ tốt cho người ăn kiêng đồng thời bổ sung canxi cho bộ xương thêm chắc khỏe, điều hòa ổn định đường huyết, ổn định huyết áp, tăng cường sinh lực, giải nhiệt cơ thể cho làn da mịn màng.

- Sản phẩm không màu nhân tạo, không chất bảo quản.

- Dòng sản phẩm có 2 loại: 

+ Sản phẩm uống liền có đường

+ Sản phẩm tinh hạt uống liền không đường

- Sản phẩm đã được tiệt trùng bằng tia cực tím UV

Tốt cho sức khỏe: Tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp uống mủ trôm thiên nhiên Phan Rang sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cho làn da mịn màng tươi trẻ.



No comments:

Post a Comment